Tiếp nối cho bài viết về dịch vụ bảo dưỡng xe ô tô. Để chiếc ô tô của chúng ta luôn ở trạng thái hoạt động ổn định và vận hành một các mượt mà thì việc mang máy đến các hãng, cửa hàng bảo dưỡng định kỳ là điều hết sức cần thiết.
Vậy quy trình bảo dưỡng sẽ diễn ra như thế nào và khi nào để chiếc ô tô của bạn cần được bảo dưỡng. Bài viết sau hy vọng sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời. Cùng Carmall tìm hiểu chủ đề này nhé!
Nội dung chính của bài viết
1. Quy trình bảo dưỡng ô tô tiêu chuẩn gồm những gì?
Về quy trình bảo dưỡng mỗi hệ thống và cửa hàng sẽ có những biến đổi khác nhau. Do đó, quy trình sau đây sẽ gồm những đặt điểm chung khi bạn mang xe của mình đến các địa điểm “chăm sóc”, tiến hành kiểm tra định kỳ.
1.2 Kiểm tra lốp xe
Một trong những quan trọng mà chúng ta sẽ tiến hành kiểm tra đầu tiên đó là phần lốp xe. Đóng vai trò giúp chuyến đi của bạn êm ái và an toàn. Do đó mà, khi lốp xe gặp các vấn đề như bị mài mòn, không đủ căng,…sẽ làm tiêu hao nhiên liệu của xe hơn, kéo theo hiệu suất vận hành máy thấp. Tăng khả năng dẫn đến các trường hợp nguy hiểm.
Vì vậy, việc đầu tiên trong quá trình bảo dưỡng xe ô tô sẽ là kiểm tra, đánh giá tình trạng, độ mòn, áp suất của lốp ô tô. Theo như các chuyên gia sẽ khuyến cáo người dùng nên kiểm tra lốp xe thường xuyên mỗi tháng, đối với xe di chuyển hằng ngày, đều đặn. Và tiến hành thay lốp xe cho mỗi 50.000km.
1.2 Kiểm tra mức dầu nhớt
Công năng của dầu nhớt là giúp chiếc ô tô của chúng ta vận hành mượt mà hơn, giảm thiểu tiếng ồn, hư tổn động cơ…Đây là các nguyên nhân chúng ta nên thường xuyên kiểm tra mức dầu nhớt. Việc này sẽ giúp đảm bảo mức dầu nhớt ở mức cần thiết, tránh gây hư tổn động cơ xe.
1.3 Kiểm tra nước làm mát
Tiếp theo trong quy trình bảo dưỡng xe ô tô. Đó là kiểm tra nước làm mát. Vì động cơ ô tô sau khi vận hành sẽ tỏa ra một lượng nhiệt khá lớn. Điều này nếu tiếp tục duy trì, rất dễ làm giảm hiệu suất hoạt động của động cơ máy. Ngoài ra, còn làm giảm tuổi thọ của các linh kiện xe.
Theo như các chuyên gia bảo dưỡng ô tô khuyến cáo. Chúng ta nên thực hiện làm sạch két nước làm mát. Đồng thời bổ sung dung dịch làm mát tối thiểu hai năm một lần.
1.4 Kiểm tra cửa, cần gạt nước và kính chắn gió
Sau khi đã kiểm tra các bộ phận động cơ xe. Bước kế tiếp trong quy trình bảo dưỡng xe ô tô đó là tiến hành kiểm tra cửa sổ, gương chiếu hậu và kính chắn gió.
1.5 Kiểm tra, thay dây an toàn
Là một phần không thể thiếu trong việc giữ an toàn cho người tham gia giao thông. Thì việc kiểm tra độ bền của dây thắt an toàn là điều không thể thiếu. Nếu nhận thấy dây đeo an toàn có dấu hiệu bám bụi, mòn, rách theo thời gian. Việc chúng ta cần làm là đến các trung tâm bảo dưỡng ô tô uy tín để tiến hành kiểm tra hoặc thay mới nếu cần thiết. Vì để đảm bảo tính an toàn, cũng như độ co giãn bảo vệ của dây đeo.
1.6 Kiểm tra hệ thống bình ắc quy
Tiếp đến là bước kiểm tra hệ thống bình ắc quy. Theo các chuyên gia khuyến cáo, chúng ta nên kiểm tra ắc quy xe ô tô mỗi tháng một lần. Điều này giúp đảm bảo tình trạng và hiệu suất hoạt động của ắc quy luôn vẫn ở mức bình thường, tốt để vận hành động cơ.
1.7 Hệ thống chiếu sáng và đèn tín hiệu
Cũng dễ hiểu khi hệ thống chiếu sáng và đèn tín hiệu nằm trong quy trình các bộ phận cần được bảo dưỡng. Hệ thống đèn nếu xuất hiện trục trặc có thể dẫn đến mất tập trung cho chúng ta khi lái xe. Thêm vào đó, còn gây ảnh hưởng tới các phương tiện đang lưu thông khác. Và ngoài gây nguy hại đến bản thân và người khác, còn dẫn đến việc mất tiền vì vi phạm luật giao thông không mong muốn.
1.8 Kiểm tra hệ thống phanh
Kiểm tra hệ thống phanh xe. Nói về độ quan trọng của những chiếc phanh xe ô tô thì chúng ta không có gì bàn cãi. Do vậy mà việc kiểm tra phanh xe có đang hoạt động ở mức an toàn hay không là điều chúng ta nên làm thường xuyên! Khi cảm nhận phanh xe có vẻ như không ăn hoặc có dấu hiệu trục trặc. Chúng ta cần ngay lập tức mang xe đến các trung tâm bảo trì, sửa chữa, khắc phục ngay. Tránh các nguy cơ gây nên các tình huống nguy hiểm do hỏng phanh xe.
1.9 Kiểm tra hệ thống lái và hệ thống treo
Kiểm tra hệ thống lái và hệ thống treo cũng không ngoài việc giúp chúng ta lái xe và điều khiển ô tô an toàn hơn. Bao gồm các chi tiết thuộc hệ thống giảm chấn như lò xo, cao su,…
1.10 Vệ sinh nội thất xe
Bước cuối cùng, cũng như kết thúc quy trình bảo dưỡng xe ô tô đó là vệ sinh nội thất xe. Để xe vừa “khỏe” vừa “đẹp” và an toàn khi lái. Việc kiểm tra và vệ sinh nội thất cũng là một bước cần thiết. Và giờ đây xe của bạn đã được đảm bảo toàn diện. Chúng ta có thể an tâm lái xe hằng ngày rồi đấy!
Khi đã hiểu rõ được quy trình bảo dưỡng sẽ diễn ra thế nào. Điều kế tiếp chúng ta cần lưu ý đó chính là thời gian và các mốc bảo dưỡng ô tô định kỳ, để có thể kịp thời mang xe đi kiểm tra, thay sửa trong thời gian phù hợp.
2. Lịch bảo dưỡng xe ô tô và mất bao lâu để bảo dưỡng xe?
Về các mốc thời gian bảo dưỡng ô tô định kỳ mà chúng ta cần lưu ý. Điều này sẽ phụ thuộc vào các cấp bảo dưỡng ô tô. Và mất bao lâu cho các giai đoạn bảo dưỡng ô tô của chúng ta? Cụ thể thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu ngay bên dưới đây nhé.
2.1 Bảo dưỡng ô tô ở mốc 5.000 km, từ 40 – 50 phút
Đây là mốc bảo dưỡng ô tô sớm nhất và cũng có thời gian tiến hành kiểm tra, đánh giá khá ngắn so với các mốc thời gian còn lại. Ở lần bảo dưỡng ô tô này, kỹ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra các bộ phận sau đây: hệ thống phanh và điều hòa, rồi đến lọc gió. Tiếp theo là vệ sinh các chi tiết khác như khoang động cơ, ắc quy, thay dầu máy, bình xăng,…
2.2. Mốc thời điểm xe đạt 10.000 km, sẽ từ 1h20 phút – 1h30 phút
Tương tự với các thao tác kiểm tra ở mốc 5.000km. Thì chiếc ô tô của chúng ta sẽ được kiểm tra và bảo dưỡng thêm các bộ phận và các vấn đề. Cụ thể là thay dầu, lọc dầu, vệ sinh hệ thống nhiên liệu, dung dịch súc rửa động cơ,…
2.3. Mốc bảo dưỡng 20.000 km, từ 1h45 phút – 2h
Ở cấp bảo dưỡng này, ngoài các bước giống như các mốc trước thì chúng ta sẽ thêm các bộ phận cần được kiểm tra và vệ sinh như giàn lạnh, đảo lốp, cân chỉnh góc đặt bánh ô tô,…
2.4. Mốc bảo dưỡng 40.000 km khoảng 4h
Từ mốc 40.000 km trở đi thì thời gian bảo dưỡng ô tô sẽ dài hơn. Vì lúc này xe đã chạy được một quãng thời gian và quãng đường dài. Điều đó là chúng cần được kiểm tra cẩn thận và tỉ mỉ hơn. Bên cạnh sửa chữa và vệ sinh các bộ phận như trên. “Người bạn đồng hành” của chúng ta sẽ cần thay mới một số các phần như: dầu trợ lực, hộp số, phanh. Ngoài ra còn có lọc nhiên liệu, dây curoa,…
2.5. Mốc bảo dưỡng 80.000km, từ 6h – 7h
Ở cấp bảo dưỡng này, sẽ có khá nhiều chi tiết cần được kiểm tra và thay thế. Cụ thể là các chi tiết như bảo dưỡng máy đề, góc đặt bánh xe, hệ thống động cơ, bugi, điều hòa,…
3. Tạm kết
Từ mốc bảo dưỡng từ 40.000 km trở lên, về thời gian bảo dưỡng sẽ tăng gấp đôi, gấp ba so với lúc chúng ta bảo dưỡng vào các mốc trước đó. Ngoài ra, thời gian bảo dưỡng xe ô tô sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Có thể kể đến như tình trạng thực tế của xe, dòng xe, hãng xe…
Hy vọng bài viết đến đúng lúc bạn đang cần thông tin cho việc khi nào cần bảo dưỡng xe ô tô. Đón đọc thêm các bài viết hữu ích về thế giới ô tô tại Carmall nhé! Cảm ơn mọi người đã đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua, và hãy tiếp tục theo dõi những thông tin từ Carmall.